Trong đó, biển hiệu nhà thuốc không chỉ là yếu tố nhận diện mà còn phải tuân thủ quy định pháp luật để đảm bảo chất lượng và an toàn. Hãy cùng tìm hiểu các yêu cầu cụ thể về bảng hiệu nhà thuốc đạt chuẩn GPP để vừa tạo ấn tượng cho khách hàng, vừa đáp ứng các tiêu chí quản lý nghiêm ngặt.
Quy cách trình bày biển hiệu đúng quy định
Khác với các ngành khác, biển (bảng) hiệu của ngành y dược được quy định nghiêm ngặt hơn. Kết hợp khoản b, điều 10 Thông tư 09-BYT/TT năm 1994 của Bộ Y tế cùng với Luật quảng cáo 2012, một biển hiệu hiệu quầy thuốc đúng quy định phải:
Về hình thức
- Biển hiệu phải là hình chữ nhật, cạnh ngắn không được dưới 40 cm.
- Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 2 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.
- Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 1 m, chiều cao tối đa là 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
- Tên nhà thuốc viết lớn gấp ít nhất 4 lần các chữ khác.
- Tuyệt đối không được vẽ dấu thập đỏ lên bảng hiệu quảng cáo quầy thuốc, thay thế bằng biểu tượng của ngành dược là con rắn quấn quanh cái ly, hoặc chữ thập + con rắn quấn quanh chiếc ly ở giữa, hoặc logo doanh nghiệp.
Về nội dung
Biển hiệu nhà thuốc nên có đầy đủ các thông tin sau:
- Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
- Tên quầy thuốc: Ghi rõ ràng, trùng khớp với tên đã đăng ký kinh doanh với Sở Y tế. Không lấy tên cơ quan, đơn vị phân phối thuốc làm tên nhà thuốc vì có khả năng bị trùng cao, khó phân biệt giữa công ty phân phối và đại lý, hiệu thuốc nhỏ lẻ.
- Phạm vi kinh doanh: Ghi rõ “Bán lẻ thuốc thành phẩm”, có thể thêm “Thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, vật tư y tế, dụng cụ y khoa…” tùy theo nhà thuốc cung cấp gì cho khách hàng.
- Thông tin người phụ trách: Họ và tên đầy đủ của bác sĩ, dược sĩ phụ trách kê thuốc
- Số đăng ký kinh doanh: do Sở y tế cấp.
- Địa chỉ và số điện thoại.
- Giờ hoạt động (tùy chọn).
- Có thể thêm từ “đạt chuẩn GPP” cho tăng độ uy tín.
Nội dung biển phải ghi bằng tiếng Việt. Nếu có chữ nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.
Thứ tự sắp xếp nội dung tham khảo mẫu sau đây:
(Nguồn: Phụ lục 1-a Thông tư 09-BYT/TT năm 1994)
Thiết kế biển hiệu nhà thuốc
Trong ngành y dược, thiết kế biển hiệu chỉ cần đơn giản và rõ ràng để truyền tải thông điệp chuyên nghiệp, đáng tin cậy, phù hợp với tính chất chăm sóc sức khỏe. Các yếu tố thiết kế không cần phô trương hay sặc sỡ, mà nên tập trung vào những chi tiết cơ bản nhưng có tính khác biệt, thể hiện tinh thần của lĩnh vực y tế.
Font chữ
- Ưu tiên sử dụng các loại font chữ không chân (sans-serif) như Arial, Helvetica hoặc Roboto vì chúng dễ đọc, nét dày và mang lại cảm giác hiện đại, sạch sẽ.
- Đảm bảo kích thước chữ đủ lớn để khách hàng dễ dàng nhìn thấy từ xa.
- Tránh sử dụng các font chữ viết tay mềm mại hoặc font chữ quá cầu kỳ, khó đọc.
- Chỉ nên sử dụng từ 2-3 font cho 1 biển hiệu.
- Màu sắc
Ba gam màu chính thường được sử dụng trong thiết kế bảng hiệu nhà thuốc là xanh lá, xanh dương và trắng, mỗi màu mang ý nghĩa đặc trưng:
- Xanh lá: đại diện cho sức sống, sự phát triển, niềm tin và hy vọng
- Xanh dương: mang ý nghĩa thể hiện độ tin cậy, tận tâm và trung thực
- Trắng: là màu của áo blouse, tượng trưng cho sự sạch sẽ, thanh khiết, minh bạch
- Hạn chế để nền biển hiệu màu đỏ, chữ màu đỏ thì được nhưng ít khuyên dùng vì màu đỏ biểu tượng cho máu, cho sự cấp bách, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý người mua thuốc (đa phần là người mắc bệnh)
Hãy kết hợp các màu sắc trên một cách hài hòa, có độ tương phản để biển hiệu dễ đọc, dễ tiếp cận khách hàng
Một số loại biển hiệu nhà thuốc phổ biến
Biển hiệu chính:
Biển hiệu chính là loại biển lớn nhất, được treo hoặc ốp ngang trước cửa tiệm thuốc. Biển hiệu này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết như đã nhắc ở trên.
Bảng hiệu hộp đèn
Bảng hiệu hộp đèn sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng để chiếu sáng vào buổi tối, tạo ra sự nổi bật và dễ dàng nhận diện. Ngoài ra, với khung hộp đèn chắc chắn, bền bỉ và bề mặt có thể là bạt hoặc mica, bảng hiệu hộp đèn cũng có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt.
- Bảng hiệu hộp đèn bạt hiflex hoặc bạt 3M: Như tên gọi, loại bảng hiệu này sử dụng bạt hiflex hoặc bạt 3M, hai chất liệu phổ biến trong in ấn biển quảng cáo. Hai loại biển này đều cho phép in thông điệp quảng cáo rõ nét. Trong đó, hộp đèn hiflex có giá thành rẻ hơn, độ bền cũng không lâu bằng các loại vật liệu khác vì chúng dễ bị phai màu khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Ngược lại, hộp đèn 3M chất lượng cao hơn với khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt và độ bền vượt trội. Bạt 3M có khả năng xuyên sáng cao hơn và màu sắc có thể duy trì lên tới 7-10 năm không bị hư hại.
- Bảng hiệu hộp đèn mica in UV nội dung: Mica là một vật liệu nhẹ và bền, có khả năng chịu va đập tốt và mang lại vẻ ngoài bóng bẩy, sang trọng cho bảng hiệu. Mica giúp ánh sáng LED được phân bổ đều và tạo ra hiệu ứng chiếu sáng mượt mà, giúp biển hiệu nhà thuốc nổi bật hơn trong mọi điều kiện ánh sáng.
Bảng hiệu alu dán decal/ gắn chữ nổi
Ốp alu mặt tiền cửa hàng hiện nay đã trở thành một lựa chọn nổi tiếng nhờ vào tính thẩm mỹ và độ bền cao của vật liệu alu. Bảng hiệu alu không chỉ mang lại vẻ ngoài sang trọng mà còn chịu được tác động từ môi trường, dễ dàng vệ sinh và bảo trì.
Bảng hiệu alu có hai loại cơ bản:
- Ốp tấm alu đã in sẵn nội dung biển hiệu bằng phương pháp in UV
- Ốp tấm alu đơn sắc trước sau đó gắn chữ nổi mica/inox/alu/fomex hoặc dán chữ decal. Cách thức được nhiều chủ cửa hàng ưa chuộng là gắn chữ nổi 3D cho tên nhà thuốc, còn các thông tin còn lại dán chữ decal để tiết kiệm chi phí. Các chữ được cắt chính xác tuyệt đối nhờ công nghệ CNC (Computerized Numerical Control) nên không lo sai lệch. Bảng hiệu chữ nổi trông sang trọng, hiện đại và chuyên nghiệp, có thể tích hợp thêm đèn LED chiếu sáng từ phía sau chữ.
Biển hiệu phụ
- Biển vẫy quảng cáo: là loại biển nhỏ đặt vuông góc với mặt tiền, để người đi đường nhìn thẳng thấy được ngay, mục tiêu để mời gọi khách ghé vào. Loại này thường gắn vào tường hoặc đứng độc lập (có đế) cho tiện di chuyển và linh hoạt trong quảng bá. Đối với biển vẫy đứng cần chú ý đặt sao cho không gây cản trở các phương tiện giap thông đi lại. Các loại biển vẫy quầy thuốc tây đẹp bao gồm: biển hộp đèn bạt, mica hoặc alu âm bản và biển LED vẫy. Hai loại đầu chỉ sáng lên khi trời tối hoặc thiếu sáng, còn hộp đèn alu âm bản và biển LED vẫy có cơ chế hoạt động bật suốt cả ngày, từ lúc mở đến đóng cửa.
- Bên cạnh đó, để tận dụng hết không gian, các tiệm thuốc còn có băng rôn in trên bạt hiflex hoặc hộp đèn, thường đặt dọc theo mặt trước chính diện tiệm thuốc hoặc dưới biển hiệu chính
Tổng kết lại, thiết kế và thi công biển hiệu nhà thuốc đạt chuẩn GPP vừa đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về mặt pháp lý vừa phải thể hiện tính chuyên nghiệp, uy tín và sự đáng tin cậy của cơ sở bán thuốc. Hãy lựa chọn vật liệu, màu sắc, font chữ và cách trình bày hợp lý sao cho dễ nhận diện, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.