Quảng Cáo Thăng Long giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích để bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp của mình. Thay mới hay cải tạo biển hiệu cho doanh nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố chính dưới đây.
Tình trạng hiện tại của biển hiệu
Để quyết định nên cải tạo biển cũ hãy thay sang biển công ty mới, việc đầu tiên cần làm xem xét tình trạng hiện tại của biển hiệu.
Độ bền và chất lượng vật liệu: Nếu biển hiệu đã bị phai màu, rỉ sét, mục nát, hỏng hóc thì thay biển hiệu mới sẽ tốt hơn phương án cải tạo biển cũ. Bời biển hiệu bị xuống cấp không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến hình của công ty trong mắt khách hàng, đối tác.
Không những thế, việc cải tạo mặt biển vốn đã xuống cấp trầm trọng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và dù có cải tạo xong thì độ bền của tấm biển cũng không cao. Tuy nhiên, nếu vật liệu biển hiệu vẫn còn bền và chỉ cần sửa chữa nhỏ thì cải tạo biển hiệu sẽ là một giải pháp hiệu quả về kinh tế. Chẳng hạn, biển đèn Led bị cháy một vài bóng thì chỉ cần thay những bóng bị cháy đó thôi, không cần phải thay mới cả biển.
Ngân sách
Lựa chọn thay mới hay cải tạo biển còn phụ thuộc vào ngân sách làm biển công ty.
Về cơ bản, chi phí cải tạo bao gồm sửa chữa, thay thế, sơn sửa, trong khi chi phí thay mới bao gồm thiết kế, vật liệu, thi công. Chi phí cải tạo thường thấp hơn chi phí thay mới, phù hợp với các doanh nghiệp có ngân sách hạn chế. Ngược lại, chi phí thay mới thường cao hơn, nhưng mang lại hiệu quả lâu dài, biển công ty mới sẽ có tuổi thọ cao hơn và tạo ấn tượng mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trường hợp biển công ty hỏng nặng thì chi phí thay mới có thể sẽ thấp hơn chi phí cải tạo biển cũ.
Khi cân nhắc ngân sách, doanh nghiệp có thể ưu tiên cải tạo biển hiệu cũ, thay thế các bộ phận bị hư hỏng, sơn sửa lại, hoặc thay đổi một số chi tiết nhỏ để tạo sự mới mẻ. Nếu ngân sách dồi dào, doanh nghiệp nên cân nhắc thay mới biển hiệu với thiết kế mới, chất liệu cao cấp, công nghệ hiện đại để tạo ấn tượng mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh công ty đến khách hàng mục tiêu.
Mục tiêu kinh doanh
Hai mục tiêu chính thường được doanh nghiệp hướng đến là đổi mới hình ảnh thương hiệu và thu hút khách hàng mới.
Khi mục tiêu của doanh nghiệp là đổi mới hình ảnh thương hiệu với bộ nhận diện thương hiệu mới (logo, màu sắc, ...) thì phương án thay biển hiệu mới cần được ưu tiên hàng đầu. Vì khi quyết định chuyển sang bộ nhận diện thương hiệu mới thì doanh nghiệp sẽ phải áp dụng cho toàn bộ hệ thống nhận diện của doanh nghiệp từ trang trí cửa cửa hàng, biển cửa hàng, biển công ty, bao bì sản phẩm cho đến các đồng phục nhân viên, thẻ nhân viên, bì thư công ty,...
Nếu doanh nghiệp chọn cải tạo thay vì thay mới biển hiệu để đồng bộ hình thương hiệu thì biển công ty có thể trở nên “lạc loài” trong cả hệ thống nhận diện của doanh nghiệp, đôi khi khiến doanh nghiệp trở nên thiếu chỉn chu trong mắt khách hàng.
Đối với mục tiêu thu hút khách hàng mới, không có nhu cầu thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn cải tạo hoặc thay mới nhưng quan trọng nhất vẫn là duy trì được vẻ ngoài chỉn chu, thẩm mỹ của biển hiệu.
Thay mới hay cải tạo biển hiệu công ty: phương án nào phù hợp?
Nếu biển hiệu đã cũ, xuống cấp, thiết kế lỗi thời, hoặc không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, ngân sách cho phép, doanh nghiệp nên cân nhắc thay mới biển hiệu công ty. Ngược lại, nếu biển hiệu còn sử dụng được, thiết kế của biển hiệu vẫn còn phù hợp với định hướng của công ty, ngân sách hạn chế thì nên ưu tiên phương án cải tạo biển hiệu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần khảo sát xu hướng thị trường và các đối thủ cạnh tranh để đưa ra lựa chọn phù hợp, tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp mình và thu hút khách hàng mục tiêu.
Biết cách nắm bắt xu hướng thiết kế biển hiệu mới nhất giúp doanh nghiệp duy trì sự khác biệt, độc đáo, mới mẻ trong tâm trí khách hàng. Xu hướng thiết kế hiện nay thường chú trọng đến sự đơn giản, hiện đại, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, kết hợp công nghệ chiếu sáng hiện đại, tạo hiệu ứng thị giác ấn tượng.
Ngoài việc cập nhật xu hướng thiết kế, doanh nghiệp nên tham khảo, phân tích thiết kế biển hiệu của đối thủ cạnh tranh (màu sắc, vật liệu, công nghệ, thông điệp),từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và đưa ra chiến lược phù hợp.
Cuối cùng, để đưa ra quyết định phù hợp nhất, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia thiết kế, thi công biển hiệu (ví dụ: Quảng cáo Thăng Long) để được tư vấn về chi phí, thiết kế và thi công.