Skip to content
Quảng Cáo Thăng Long
-

Thiết kế nội dung cho biển chức danh

Đỗ Thị An 22/01/2024101 lượt đọc

Thiết kế, trình bày nội dung khi làm biển chức danh phải thể hiện được tên, chức vụ và vai trò của người sở hữu tấm biển trong doanh nghiệp, tổ chức, sự kiện,... mà vẫn có tính thẩm mỹ và chuyên nghiệp.

Đặc điểm của biển chức danh

Biển chức danh là tấm biển có chứa các thông tin về danh tính của cá nhân như tên, chức vụ, phòng ban, cơ quan làm việc của cá nhân đó. Biển chức danh thường được đặt ở những vị trí dễ thấy (trên bàn làm việc, bàn họp, cửa phòng làm việc,...) để người khác có thể dễ dàng xác định danh tính và chức vụ của chủ nhân tấm biển. 

Chẳng hạn khi đi làm thủ tục hành chính tại cơ quan địa phương, bạn chỉ cần quan sát biển chức danh sẽ biết cán bộ xử lý thủ tục đó tên gì, có chức vụ gì và làm ở bàn/phòng nào. Nhờ biết danh tính của cá nhân đó, bạn sẽ dễ dàng giao tiếp, xưng hô cũng như có thể khiếu nại với cấp trên của người đó nếu gặp vấn đề trong quá trình làm thủ tục.

Biển chức danh có thể được coi là yếu tố đại diện cho cá nhân và công ty. Do đó, hãy xem xét biển chức danh của bạn có những đặc điểm nào để định hình phong cách thiết kế một cách phù hợp nhé. Nhìn chung, biển chức danh có một số đặc điểm sau:

  • Cấu tạo: Biển chức danh có hai bộ phận chính là mặt biển (mặt in tên, chức vụ,...) và chân đế để giữ cố định cho tấm biển. Đối với loại biển chức danh cỡ nhỏ gắn trên áo thì sẽ có ghim cài hoặc dây đeo.
  • Chất liệu: Biển chức danh có thể được làm từ nhiều chất liệu như nhựa mica, gỗ, đồng, inox,... Các nhà lãnh đạo, quan chức cấp cao thường sử dụng loại biển gỗ đẹp, cao cấp kết hợp với đồng để làm biển chức danh.
  • Kiểu dáng: Biển chức danh chữ T ngược, biển chức danh chữ A, biển chức danh chữ L, biển chức danh gắn trên cửa/tường, biển chức danh gắn trên áo,...
  • Kích thước: Biển mica và biển gỗ đồng là hai loại biển chức danh phổ biến hiện nay. Kích thước biển chức danh mica phổ biến: 10x20cm, 10x24cm, 12x24cm, 8x20cm. Kích thước biển chức danh đồng phổ biến: 12,5×25,5cm, 13x23cm, 9x25cm.
  • Nội dung: Họ tên đầy đủ (hoặc tên viết tắt) của cá nhân, chức vụ, tên công ty/cơ quan làm việc của cá nhân, logo công ty/cơ quan,...

Nguyên tắc thiết kế nội dung khi làm biển chức danh

Nội dung của biển chức danh ảnh hưởng trực tiếp đến cách truyền đạt thông tin của chủ nhân tấm biển đến người xem như thế nào. Một tấm biển chức danh trình bày thông tin mạch lạc, rõ ràng, dễ đọc với bố cục, màu sắc hợp lý sẽ gây ấn tượng tốt hơn về cá nhân và tổ chức so với tấm biển chức danh có thiết kế sơ sài, nội dung rối mắt. 

Khi thiết kế nội dung, bạn có thể tham khảo một số nguyên tắc dưới đây để có được một tấm biển chức danh đẹp mắt nhưng không kém phần chuyên nghiệp:

  • Nội dung nên được sắp xếp một cách rõ ràng, thuận mắt và dễ đọc nhằm giúp người đọc nhanh chóng nhận biết thông tin quan trọng mà không cần phải dừng lại đọc quá lâu.
  • Nội dung cần tập trung vào việc truyền đạt những thông tin chính (họ tên, chức danh, nơi làm việc, tên doanh nghiệp,...) và có thể bổ sung thêm một số thông tin khác nếu cần thiết. 
  • Bạn không nên đưa quá nhiều thông tin vào vì sẽ làm cho tấm biển rối mắt, người đọc khó nhớ được thông tin quan trọng và dễ hiểu nhầm.
  • Dùng phông chữ (font) dễ đọc, tránh dùng phông chữ rối mắt và không phù hợp với hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Chỉ nên kết hợp tối đa 2 - 3 màu sắc trên biển chức danh, có thể sử dụng màu sắc nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp để biến biển chức danh trở thành một yếu tố trong hệ thống nhận diện thương hiệu.
  • Kiểm tra biển chức danh từ khoảng cách xa sao cho bạn vẫn có thể đọc được nội dung trên đó.
  • Nếu phải liên tục thay đổi nội dung trên mặt biển thì bạn nên dùng biển chức danh có khe cài giấy như biển chức danh mica chữ A, chữ T, chữ L,... Mỗi lần cần thay đổi nội dung trên biển, bạn sẽ không phải mua biển chức danh mới mà chỉ cần in nội dung mới ra giấy và nhét vào khe cài là xong.

Công cụ thiết kế nội dung biển chức danh

Hiện nay có nhiều công cụ thiết kế mà bạn có thể sử dụng để thiết kế nội dung cho biển chức danh. Nếu bạn có kiến thức chuyên sâu về thiết kế đồ họa thì có thể sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp được hầu hết các designer sử dụng như Adobe Illustrator, Photoshop.

Ngoài ra, nếu bạn chỉ cần thiết kế đơn giản cho biển chức danh thì có thể dùng Canva, Powerpoint, Microsoft Word. Trong đó, Canva cung cấp nhiều mẫu template để bạn sử dụng làm biển chức danh của mình. 

Mẫu biển chức danh thông dụng theo cơ quan, chức vụ

Biển chức danh cho cán bộ, công chức, viên chức

lam-bien-chuc-danh1
lam-bien-chuc-danh2

Biển chức danh cho trường học

lam-bien-chuc-danh4
lam-bien-chuc-danh5
lam-bien-chuc-danh7

Biển chức danh cho doanh nghiệp

lam-bien-chuc-danh8
lam-bien-chuc-danh9
lam-bien-chuc-danh10

lam-bien-chuc-danh16
lam-bien-chuc-danh15
lam-bien-chuc-danh12

lam-bien-chuc-danh11

Biển chức danh cho cơ sở y tế

lam-bien-chuc-danh20

Quảng cáo Thăng Long hy vọng rằng thông tin trong bài viết sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm biển chức danh cho cá nhân và cơ quan. Qua đó, bạn có thể tự thiết kế biển chức danh hoặc có cơ sở để đưa ra yêu cầu thiết kế và thẩm định mẫu thiết kế biển chức danh.

5/5 (1 bầu chọn)